Khả năng lãnh đạo trong ngành MLM

Thành công của một công ty kinh doanh đa cấp phụ thuộc trực tiếp vào những người lãnh đạo. Nếu không có những người lãnh đạo thành công, công ty sẽ mất đà tăng trưởng.

Nếu công ty không tiếp tục thu hút các nhà lãnh đạo tài ba một cách thường xuyên, nó sẽ có nguy cơ tan rã.

Càng nhiều nhà lãnh đạo giỏi làm việc cho công ty thì công ty sẽ ngày càng mở rộng, và sẽ dễ dàng chống lại sự cạnh tranh từ các công ty cùng ngành. Đơn giản là chỉ cần đưa một nhà lãnh đạo làm “chỉ huy trưởng”. Sau đây là định nghĩa của một nhà lãnh đạo trong kinh doanh đa cấp: “Lãnh đạo là người có thể tập hợp một nhóm những người có cùng lý tưởng để cùng nhau đạt được các mục đích chung, họ là người lãnh đạo nhóm này đi tới thành công với ít sai lầm nhất.”

Lãnh đạo là người tập hợp nhóm và nghiên cứu thông tin, đồng thời luôn luôn khát khao tìm tòi kiến thức mới và luôn cảm thấy hạnh phúc khi truyền đạt được những kiến thức này cho nhóm của mình. Lãnh đạo yêu quý các thành viên trong nhóm và quản lý nhóm mà họ đã xây dựng một cách hiệu quả. “Biết, học hỏi, thực hiện” là phương châm của một người lãnh đạo thực thụ. Các thông tin họ học hỏi được khuyến khích họ hành động và thay đổi. Một người lãnh đạo sẽ không bao giờ hành động mà không suy nghĩ. Họ sẽ thu thập và phân tích các thông tin có sẵn, đưa ra kết luận, ra quyết định và chỉ khi đó họ sẽ hành động và chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Sai lầm sẽ không khiến một nhà lãnh đạo dừng lại và sẽ không làm họ nản lòng. Họ hiểu rằng sai lầm đôi khi vẫn xảy ra. Nhưng họ sẽ không lặp lại những sai lầm cũ, bởi vì chúng phản ánh các hoạt động của họ và nếu cần thiết, họ luôn luôn sẵn sàng đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

Do đó, đặc tính quan trọng nhất của một người lãnh đạo trong kinh doanh đa cấp là khả năng chịu trách nhiệm đối với công việc của nhóm. Kiến thức và hành động cũng hết sức quan trọng đối với một người lãnh đạo. Một người lãnh đạo thực sự sẽ nói “hãy đi theo tôi”. Trách nhiệm đòi hỏi họ phải có kỷ luật và tự kiềm chế các ham muốn của bản thân. Một người lãnh đạo thực thụ sẽ đối xử với nhân viên bằng sự quan tâm và tôn trọng, giúp đỡ họ trong công việc và phát triển sự nghiệp, biến họ thành những nhà lãnh đạo nếu họ có khả năng thực thụ. Nói chung, không ai sinh ra đã là lãnh đạo, họ được tạo ra.

Thêm vào đó, một nhà lãnh đạo thực thụ cần có các kỹ năng tổ chức và kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, khéo léo, chu đáo, chân thành và trung thực, tôn trọng và yêu quý mọi người, không bao giờ lợi dụng người khác sau lưng. Một nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định trong bất kỳ tình huống nào, có thể làm việc nhóm, sáng tạo và sử dụng cách tiếp cận sáng tạo trong kinh doanh. Họ luôn luôn đi trước một bước, là động lực để cả nhóm thành công.

Trong khi đó, các công ty cũng cần trân trọng người lãnh đạo của họ. Các nhà lãnh đạo cần được đánh giá một cách khách quan, vì họ cũng ghen tị với nhau và thường xuyên so sánh bản thân với người khác. Họ sẽ không biểu lộ điều này một cách rõ ràng, nhưng họ rất nhạy cảm với những gì người khác đánh giá về thành công họ đạt được. Các nhà quản lý cần chú ý đến tất cả lãnh đạo của công ty, cả những người cũ và những người mới, không ưu tiên bất kỳ ai cả. Một người lãnh đạo mới cần được thưởng và đánh giá như những người cũ, nếu điểm khác biệt duy nhất giữa họ chỉ là thời gian họ tham gia vào công ty.

Nếu có một nhà lãnh đạo mới từ một công ty kinh doanh đa cấp khác chuyển sang công ty bạn, họ sẽ cần thời gian để thích nghi, và điều này cần được các nhà phân phối, các nhà quản lý và chính bản thân họ thấu hiểu. Sẽ là một sai lầm lớn nếu đòi hỏi họ phải có kết quả quá sớm. Một người bình thường sẽ lo sợ thất bại và kỳ vọng bạn chỉ cho họ phải làm gì thay vì tự đưa ra sáng kiến. Ngược lại, lãnh đạo là người không cần bất kỳ chỉ dẫn nào. Đó chính là điều khiến họ trở thành một người lãnh đạo. Tất cả những gì họ cần là các điều kiện làm việc hiệu quả và các quy tắc của “trò chơi”. Họ sẽ sớm quen với cách thức hoạt động của công ty và cách mọi người giao tiếp, đánh giá vị trí của họ trong nhóm mới, và chắc chắn sẽ mang lại điều gì đó sáng tạo và đặc biệt dựa trên các kinh nghiệm của bản thân họ.  Và sớm thôi, họ sẽ có thể đạt được thứ mà trước đó dường như họ không thể có.

Xác định các nhà lãnh đạo

Việc phát hiện ra các nhà lãnh đạo hiện tại và tiềm năng trong mạng lưới là một phần không thể tách rời khi quản lý mạng lưới một cách tổng thể. Để đảm bảo thành công của các hoạt động trong công ty, một  nhà lãnh đạo cấp cao cần phải xác định và hỗ trợ các nhà lãnh đạo cấp dưới trong mạng lưới, do đó, thuật ngữ “nhà lãnh đạo” mang tính tương đối.

Tuy nhiên, mỗi nhà lãnh đạo có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, đó là lý do tại sao khi đánh giá một nhà lãnh đạo cần hết sức toàn diện, mục đích là xác định các điểm yếu và giúp họ vượt qua khó khăn một cách kịp thời. Đôi khi khó có thể xác định một nhà lãnh đạo do thiếu các tiêu chí cụ thể. Hệ thống đánh giá hiện tại của nhà phân phối (cấp bậc, bán hàng cá nhân, bán hàng nhóm, giảm giá, v.v…) đang tập trung vào xác định thu nhập của mỗi nhà phân phối, đó là một tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng lãnh đạo, nhưng chỉ tiêu chí này thì không đủ.

Nếu không được làm lãnh đạo, một người bảo trợ có thể được đánh giá cao nhờ một số nhà phân phối năng động mà họ tuyển dụng được. Khả năng quản lý thành công mạng lưới của một nhà lãnh đạo có thể được chia thành các phần, và có các tiêu chí khác nhau để đánh giá thành công của họ.

Việc xác định một nhà lãnh đạo ở giai đoạn đầu là hết sức quan trọng: trước tiên, giúp họ khởi động và khám phá ra khả năng của bản thân, thứ hai, không đánh mất họ, vì các nhà lãnh đạo tân binh có thể không biết khả năng của họ là gì. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo thực sự luôn luôn nằm trong tầm ngắm của các công ty đối thủ cạnh tranh.

Nguồn: vietnam-mlm

0 lượt thích 0 bình luận
Vui lòng để gửi trả lời bài viết này!
Bình luận (0)