Tưởng lương thiện đúng cách không khó nhưng ai ngờ lại khó không tưởng

Dù muốn sống tốt với mọi người nhưng để thể hiện lòng lương thiện đúng cách không phải cứ nghĩ rằng việc đó tốt là làm mà đòi hỏi cả hiểu biết và trí tuệ của mình để cân nhắc.

Chúng ta thường hay tự dặn mình rằng: Bạn chỉ cần lương thiện, trời xanh tự có cách an bài, điều này cho thấy sự lương thiện luôn được đề cao trong cuộc sống. Thế nhưng không phải ai cũng biết lương thiện đúng cách, việc này đòi hỏi phải có trí tuệ, hơn nữa còn là trí tuệ đỉnh cao bởi để thiện lương thì cần có sự hiểu biết.

Khi trải lòng thiện của mình với mọi người còn phải biết phân biệt tốt xấu đúng sai và kiềm chế được bản thân, không bị hoàn cảnh xung quanh làm ảnh hưởng. Vì thế, làm người khó nhất không phải là giàu có, thành công, nổi danh mà khó nhất là lương thiện

1. Quá lương thiện lại là sai lầm lớn 

Phải hiểu đâu là ngưỡng của sự lợi dụng

Đâu cứ bảo cứ lương thiện là sẽ được việc, nếu thế thì lại thành hóa dễ dàng quá, rằng ta cứ đối xử tốt hết thì mọi việc cũng vì thế mà thuận lợi theo. Thế nhưng, nhìn lại xem đã bao nhiêu lần bạn than trời rằng: "Tôi sống tốt với người ta mà sao lại còn bị phụ bạc, phải chăng ông trời bất công". 

Đúng là việc giúp ai đó là cần thiết nhưng sẽ có người lợi dụng sự dễ dàng và sẵn sàng của bạn để thu lợi về mình, có lúc còn dùng đó làm động cơ để thực hiện ý đồ xấu.

Sẽ có những người muốn bạn giúp hết lần này tới lần khác và xem như đó là việc đương nhiên, đó là khi bạn vô tình "biến" họ thành người xấu bằng sự nhiệt tình, thiếu hiểu biết của bạn.

Thậm chí, đến thời điểm không được nhận được sự giúp đỡ tương tự nữa họ sẽ tỏ thái độ thù địch, quay sang nói xấu, chỉ trích

Cổ nhân dạy “Con ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ”, thế nên việc bạn quá lương thiện lại có tác động ngược. Quan hệ giữa người với người đều có những giới hạn, mỗi người đều có nguyên tắc và nghĩa vụ của chính bản thân, chẳng ai có thể gánh vác giúp được. 

Nếu bạn không đủ trí tuệ hoặc muốn qua chuyện nên tỏ ra dễ tính bằng việc người khác nói gì bạn đều đồng ý, không phản bác cũng chẳng có ý kiến riêng. Đấy không phải lương thiện, đấy là nhu nhược!

Cứ thế, lâu dần bạn đánh mất bản ngã của mình, sau này, trong những việc quan trọng, cuối cùng những lời bạn nói sẽ chẳng nhận được sự tôn trọng.

Chớ ngại khi nói "Không"

Nói không đôi khi là điều cần thiết, với những người thực sự hiểu và quan tâm tới bạn thì họ sẽ biết rằng bạn có lý do đặc biệt, chắc chắn không cần giải thích nhiều, còn đối với người cố tình không hiểu, bạn có nói gì cũng vô nghĩa.

Đừng cố tỏ ra mình tốt bằng việc "gánh" cả những việc không quan đến mình, đến khi lại làm cả việc của mình lẫn việc của người ta.

Nếu bạn ngại nói "Không" vì sợ người ta cho rằng mình khó gần ư? Người khó gần để giữ khoảng cách cần thiết với những người không đáng thì có gì phải ngại?

Với bất cứ ai muốn nhờ bạn, cũng không cho đi một cách dễ dàng, nếu ai đó cầu xin bạn thay vì cho chín cho mười, hãy cho họ năm, bảy phần thôi. Có như thế họ mới biết trân quý rằng việc đó cũng mất cả công, cả sức khỏe và tiền bạc chứ đâu phải cứ khoát tay một cái là có tất cả.

Lương thiện với người khác chính là thiện đãi với chính mình, nhưng lương thiện, bao dung không đúng người, không khác nào tự mình làm hại chính mình. Hãy luôn nhớ sự lương thiện chỉ có giá trị khi dùng cái đầu để thực hiện, do con tim dẫn lối.

Sự lương thiện tuy đáng quý nhưng không phải là thứ có thể đem đi phân phát một cách ngẫu nhiên. Hãy luôn nhớ, muốn lương thiện đặt đúng nơi, bao dung đặt đúng người, trước hết phải biết dùng trí tuệ của mình để phân định.   

Mọi việc cần định hướng bằng một cái đầu tinh thông, để đặt lòng thương thiện đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm, đúng nhu cầu. 

Sai lầm của rất nhiều người đó là quá tốt với anh em trong gia đình, cứ nghĩ là người thân nên ai nhờ là bạn giúp ngay lập tức, xin gì bạn cũng cho. Đấy chẳng hề là lương thiện, bạn chỉ muốn có tâm lý thoải mái ngay lập tức nên làm theo mong muốn của họ để đỡ phiền, tước đi của họ khả năng độc lập. Để rồi sau này họ chỉ biết ngửa tay xin hết người nọ sang người kia mà không chăm chỉ lao động.

Có tâm quá tốt, gặp điều gì cũng nhịn, đến một ngày khi bạn không nhịn được nữa, ai cũng trách bạn thay đổi. Gặp ai bạn cũng giúp đỡ, đến một ngày bạn không đủ sức giúp đỡ họ, họ dễ dàng quay lưng với bạn. Người mất đi tất cả là bạn.

Bạn tha thứ cho người xấu hại mình, cũng là cho họ một cơ hội làm hại mình một lần nữa, cho người khác cơ hội lợi dụng bạn một lần nữa.  Đấy không phải là lượng thiện!

Vì thế, dù là giúp người khác một cách vô tư, không mong sự đáp trả thì đó cũng phải là sự cho đi xứng đáng. Làm người đừng dễ tính quá, hãy làm một người không dễ chung sống với người khác, cho dù quan hệ có tốt đến đâu, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời những yêu cầu trợ giúp của người khác, đừng ôm những việc nằm ngoài tầm với của mình.

Nguồn: lichngaytot

0 lượt thích 0 bình luận
Vui lòng để gửi trả lời bài viết này!
Bình luận (0)