Bạn càng kỷ luật bao nhiêu, tương lai bạn càng cao cấp bấy nhiêu

Mỗi hành vi không tự giác kỷ luật đều sẽ mang lại đau khổ dằn vặt. Đừng làm nô lệ của ham muốn, kỷ luật sẽ khiến chúng ta sống cao cấp hơn.

Những người có chí lớn luôn là những người rất kỷ luật.

Trong cuộc đàm phám Trùng Khánh ngày 29 tháng 8 năm 1945, Tưởng Giới Thạch sau khi gặp Mao Trạch Đông đã từng ngầm nói với thư ký tháp tùng của mình rằng: "Không thể xem thường Mao Trạch Đông. Ông ta nghiện thuốc rất nặng, nhưng sau khi biết tôi không hút thuốc, trong suốt quá trình trò chuyện, ông ta không hề hút một điếu thuốc nào. Tuyệt đối không được xem thường quyết tâm và tinh thần nghị lực của ông ta". Những người kỷ luật họ vừa đáng sợ vừa đáng kính. Nếu như họ là đối tác của bạn, hãy học sự kỷ luật của họ; Còn nếu họ là đối thủ của bạn thì hãy chuẩn bị đầy đủ tâm lý.

Trước đây, tôi thường nghĩ rằng, cuộc đời ngắn ngủi nên phải cố gắng hưởng thụ. "Tiệc rượu hôm nay chớ để ngày mai, sống mà không chơi uổng tuổi xuân". Nhưng mãi sau này, tôi dần dần phát hiện ra rằng: mỗi hành vi không tự giác kỷ luật đều sẽ mang lại đau khổ dằn vặt. Đừng làm nô lệ của dục vọng, tự giác sẽ khiến chúng ta sống cao cấp hơn.

Tại sao chúng ta cần phải kỷ luật?

Chúng ta không thể chỉ nhìn sự giỏi giang của người khác mà cho rằng người đó tự tin, bởi đó chỉ là vẻ bề ngoài. Sự tự tin toát ra từ họ không phải là giá trị mà họ tạo ra, cũng không phải là tiền bạc mà là sự nỗ lực, cố gắng và kỷ luật như tra tấn để có thể đạt được những thành công đó.

Những người kỷ luật, trông thường khá vô vị. Khi người khác đi chơi, họ lặng im đọc sách; Khi người khác thưởng thức đồ ăn ngon, họ vã mồ hôi như tắm trong phòng tập gym; Cuối tuần, khi người khác thường ngủ nướng đến tận trưa thì họ vẫn giữ thói quen dậy sớm để chạy bộ, đọc sách và làm việc.

Họ trông có vẻ vô vị, hay thậm chí có chút khuynh hướng tự bóc lột bản thân, sống không chút thoải mái và tự do. Nhưng trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại, họ sống tự do hơn rất nhiều so với những người không kỷ luật.

Nếu như cuộc sống hay công việc của bạn buông thả tùy theo sở thích, chỉ chăm chút hưởng lạc mà không biết phải nỗ lực như thế nào. Người khác chơi bạn cũng chơi, người khác phấn đấu bạn vẫn chơi, vẫn mặc sức thả mình. Trông có vẻ rất tự do nhưng bạn sẽ sớm phát hiện ra mình càng sống càng mất tự do, bởi bạn không có vốn để lựa chọn.

Cái gọi là tự do ở đây không phải là tùy theo ý thích mà là tự mình làm chủ. Càng kỷ luật, càng có quyền tự do ngôn luận, sức khỏe và cuộc đời cũng như vậy.

Một ngày, hai ngày chưa thấy gì, hay thậm chí một vài tháng có thể chưa thấy gì, nhưng một năm, hai năm, mười năm, hai mươi năm sau những người kỷ luật và những người không kỷ luật sẽ bước trên những con đường hoàn toàn khác nhau.

Công sức và thành quả luôn tỷ lệ thuận với nhau. Thay đổi về lượng phải đủ thì mới tạo thành thay đổi về chất. Đó là nguyên nhân vì sao mà chúng ta phải kỷ luật. Kỷ luật đơn giản là để mai này có thể sống tự do hơn cả về sức khỏe và tinh thần.

Người càng kỷ luật họ càng hiểu mình thực sự muốn gì, nên mới không lãng phí thời gian và sức lực vào những chuyện vô nghĩa. Ngược lại họ tranh thủ chấp vá từng mảnh ghép thời gian vụn vặt để nỗ lực phấn đấu và vươn lên.

Phía sau hào quang luôn là sự kỷ luật khổ hạnh ngang tra tấn

Có rất nhiều người nói mình phải kỷ luật, nhưng lại có rất ít người có thể kỷ luật thực sự. Giống như khi leo núi cao, càng gần lên tới đỉnh, càng ít người có thể cắn răng kiên trì tới cùng. Kiên trì bản thân nó cũng là một sự kỷ luật.

Theodore Roosevelt đã từng nói: "Có một kiểu phẩm chất có thể giúp chúng ta lột xác tỏa sáng trong cuộc đời bình thường. Phẩm chất đó không phải là tư chất trời cho, không phải do giáo dục và cũng không phải là IQ mà là KỶ LUẬT".

Trên đời này không có niềm vui và tự do miễn phí. Tất cả mọi sự giỏi giang và thành công đều được đánh đổi bằng một sự kỷ luật không hề nhẹ. 99% sự thành công trên thế giới này đều không phải là ngẫu nhiên. Phía sau hào quang luôn là sự kiên trì không ngừng nghỉ.

Rất nhiều người cũng muốn thay đổi chính mình nhưng thường lấy lý do rất bận không có thời gian để trốn tránh. Thế nhưng sự thực đâu phải vậy, không có thời gian là bởi ngoài công việc còn phải ăn, ngủ, vui chơi giải trí (lướt điện thoại, tụ tập, dạo phố)…

Vậy thì chúng ta cùng xem những người thành công mà chúng ta vô cùng ngưỡng mộ kia, phải chăng cả ngày họ chỉ ngồi trong văn phòng đếm tiền giống như nhiều người vẫn đang tưởng tượng?

Howard Schultz người sáng lập Starbucks thức dậy vào 4 rưỡi sáng mỗi ngày, vừa ăn sáng vừa đọc báo, rồi đến văn phòng vào lúc 6 giờ.

Steve Jobs khi còn trẻ cũng thức dậy vào 4 giờ sáng mỗi ngày và hoàn thành tất cả công việc trong ngày vào lúc 9 rưỡi sáng.

Lý Gia Thành hơn 80 tuổi, thức dậy vào lúc 6 giờ sáng mỗi ngày, dành một giờ để chơi golf và đến văn phòng làm việc lúc 8 giờ. Ngoài ra còn luôn giữ thói quen đọc sách trước khi đi ngủ.

Tiểu thuyết gia người Nhật Murakami Haruki 30 tuổi bắt đầu sự nghiệp viết lách. Gần 40 năm sự nghiệp ông sáng tác một lượng lớn tác phẩm. Ông có một thói quen đó là mỗi ngày viết 4000 chữ. Mỗi trang 400 chữ, hàng ngày viết đủ 10 trang giấy sẽ dừng lại.

Ngoài ra, mỗi ngày ông đều dành ra một tiếng để chạy bộ, kỷ luật một cách cao độ giúp ông có đủ sức khỏe và tinh thần để viết ra nhưng tác phẩm đặc sắc.

Nhiều lúc, không phải cứ giỏi mới kỷ luật, mà là kỷ luật rồi tự khắc sẽ giỏi. Những người kỷ luật là những người mà ông trời không bao giờ nhẫn tâm phụ họ.

Càng kỷ luật càng giỏi

Tôi từng đọc được một câu nói rằng: "Nguồn gốc của lười biếng, phóng túng và không tự chủ đều là do hạn chế về khả năng nhận thức". Càng kỷ luật, khả năng nhận thức càng cao. Cũng chính bởi vậy mà khoảng cách giữ người với người ngày càng lớn.

Một người kỷ luật luôn ẩn chứa tiềm tàng những khả năng vô hạn. Mức độ kỷ luật sẽ quyết định tầm cao cuộc đời và sự nghiệp.

Ai cũng đều có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình. Có người cho rằng cuộc đời ngắn ngủi nên phải tích cực hưởng lạc. Chẳng sao cả, nhưng tôi muốn nói rằng, cuộc đời của những người tự giác luôn tốt đẹp hơn. Bởi khi bạn kỷ luật bạn sẽ biết được mình muốn gì, muốn đi về đâu. Khi bạn luôn nỗ lực phấn đấu, cả thế giới này sẽ nhường đường cho bạn.

Những người có thể bay cao bay xa luôn là những người có thể tự giác, kiên trì tới cùng. Mong rằng bạn có thể kỷ luật một cách thực thụ để sống cuộc sống mà bạn muốn.

Nguồn: Nghĩ Giàu - Làm Giàu

0 lượt thích 0 bình luận
Vui lòng để gửi trả lời bài viết này!
Bình luận (0)