Chuyện người trồng ngô

Tại vùng trang trại xa xôi, có một người nông dân năm nào cũng trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào ông cũng mang ngô tới hội chợ và năm nào ngô của ông cũng đạt giải nhất. Ai cũng cho rằng ông có những bí quyết riêng độc đáo.

Có một lần, một phóng viên phỏng vấn ông và phát hiện ra rằng người nông dân luôn chia sẻ những hạt giống ngô tốt nhất của mình với những người hàng xóm ở các trang trại xung quanh.

– Tại sao bác lại chia những hạt giống tốt nhất đi, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến cùng hội chợ để cạnh tranh với sản phẩm của bác? – Phóng viên hỏi.

 

Người trồng ngô

– Anh không biết ư? – Người nông dân thật thà đáp – Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng được những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió rõ ràng sẽ làm giảm chất lượng ngô của chính trang trại của tôi. Tức là, nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!

Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.

Người làm gì đều là đang gieo mầm hạt giống cho bản thân mình, gieo hạt giống thiện sẽ nhận được quả ngọt, gieo hạt giống ác sẽ nhận được quả báo. Đây là ý nghĩa “Chuyện người trồng ngô”.

Vui lòng để gửi trả lời bài viết này!
Bình luận (4)
tampm

Rất ý nghĩa và thiết thực ạ <3

nghiakb

Rất ý nghĩa ạ

Câu chuyện này rất đúng với ngành kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng của chúng ta, nếu chúng ta có sản phẩm tốt để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân và chúng ta không chia sẽ cho những người khác thì khi dịch bệnh đến những người khác bệnh xung quanh chúng ta thì chúng ta cũng bị ảnh hưởng không ít thì nhiều cái sấu từ dịch bệnh

Đó là một bài viết ấm áp và đẹp. Ở Hàn Quốc, cũng có một phong tục gọi là "Pum-Asi(품앗이)". Trong mùa canh tác khó khăn, tất cả dân làng thường giúp đỡ nhau để thu hoạch. Xã hội hiện đại đang thịnh hành với rất nhiều sự cạnh tranh và ích kỷ, và tôi tự hỏi những phong tục cũ đã đi đâu ...