1. Không tranh lời người khác
Một số người khi bất đồng quan điểm với người khác, thích nhanh nhảu, tranh lời với người khác, chỉ cần tranh luận thắng được người khác thì mới hài lòng. Làm vậy rất dễ khiến người khác mất thiện cảm với bạn, nói xấu sau lưng bạn, thậm chí còn hãm hại bạn.
Hơn nữa, người nói chuyện nhanh nhảu như vậy còn có thể khiến lãnh đạo không thích, bởi lẽ những người như vậy sẽ đem lại cảm giác không ổn định, chắc chắn, mà chỉ giỏi "võ mồm". Vì vậy, để không đắc tôi với người khác và tạo ra một ấn tượng tốt với lãnh đạo, bạn nhất định phải quản cho tốt cái miệng của mình, chỉ một phút hiếu thắng, muốn tranh cãi tới cùng mà đắc tội với người khác là điều hoàn toàn không cần thiết.
2. Không tranh đồ của người khác
Cuộc sống luôn tồn tại kiểu người có tính sở hữu vô cùng cao, chỉ cần là đồ của người khác, ngay lập tức sẽ nghĩ cách tranh cho bằng được.
Nhưng ý nghĩa của những thứ đồ có được nhờ tranh giành đó là gì? Là "mệt mỏi", bởi lẽ những người khác luôn có những thứ mà bạn không có, bạn không thể cả đời theo đuổi những thứ phù phiếm như vậy. Thay vì ngồi nghĩ cách làm sao để tranh được cái này, giành được cái kia, hãy dành thời gian và tinh thần để tự tạo nên thứ chân chính thuộc về riêng mình.
3. Không tranh công của người khác
Trong công việc, nhất định không đươc tranh công của người khác, bởi những kẻ như vậy trong mắt người khác không có gì khác ngoài hai chữ "tiểu nhân". Những người như vậy khiến mọi người khó có thể yên tâm cùng bạn làm việc, "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", dẫu sao thì một mình làm việc thì kết quả chỉ có thể là càng làm càng kém mà thôi.
Bất cứ ai cũng phải nhớ rằng tuyệt đối không được tranh công với người khác. Dùng bản lĩnh của mình tạo ra công lao cho mình, khiến người khác tâm phục khẩu phục. Đôi khi, thất bại không phải là chuyện xấu, có thể "lùi mà tiến" mới là thông minh đích thực. Chuyện gì cũng có hai mặt được và mất, đôi khi, lúc thất bại cũng là lúc bạn sắp có được thứ gì đó.
Nguồn: Nghĩ Giàu - Làm Giàu