Người Nhật Bản cho rằng, quan hệ của con người trong xã hội cần các giá trị có sự nhất quán, hai là có sự độ lượng, bằng không thật khó hòa hợp.
Tuy nhiên, có những người luôn được yêu mến và luôn duy trì tốt mối quan hệ giữa các cá nhân, nhờ vào việc hiểu rõ ba quy tắc cơ bản "bất thành văn" trong cuộc sống.
1. Chừng mực
Nhà văn Sakutarō Hagiwara, Nhật Bản từng nói: "Bí mật của việc giao tiếp xã hội không phải là nói ra sự thật, mà chính là tránh việc làm tổn thương người khác ngay cả khi đề cập đến sự thật".
Phần lớn thời gian, với những người xa lạ, chúng ta có xu hướng thận trọng vì sợ mối quan hệ rạn nứt. Ngược lại, với những người gần gũi, chúng ta lại suồng sã, thật thà quá mức, nghĩ gì nói đấy mà ít đắn đo, cân nhắc trước sau. Thói quen giao tiếp này đôi khi gây ra tác động tiêu cực cho mối quan hệ.
Thực tế, những lời nói thẳng, nói thật không phải không tốt, nhưng đôi khi chúng lại gây sát thương. Lỗi này, nhiều người trong chúng ta mắc phải. Chúng ta lấy chủ quan của mình phán xét sự việc, cho rằng mình hiểu tất cả, cuối cùng chạm vào "vùng cấm" tâm lý đối phương.
Trên thực tế, mỗi người đều có những sai sót, yếu điểm riêng, hay những tổn thương trong quá khứ mà họ không hề muốn nhắc đến. Thế nên, những đối tượng luôn cười cợt trên thiếu sót của người khác, ví dụ chê cười các cô gái lớn tuổi chưa kết hôn, đề cập đến việc con cái với người không có con... là những biểu hiện của những người trí tuệ cảm xúc kém, không có năng lực tương tác xã hội.
Ngay cả khi tương tác với những người mà bạn có mối quan hệ thân thiết, cũng cần chừng mực trong hành xử và luôn có sự tôn trọng nhất định, để có được sự quý mến, tôn trọng.
2. Kiệm lời
Không thiếu những người như vậy trong xã hội. Họ kiệm lời, độc lập trong công việc, ít khi nhờ cậy giúp đỡ, ít buôn chuyện, kể lể việc riêng. Những người như vậy đôi khi không được ưa, họ bị đánh giá không thân thiện, kiêu ngạo, thậm chí là không tử tế.
Trên thực tế, đây là những người có năng lực tương tác xã hội. Họ không muốn gây phiền hà cho người khác, cũng không muốn người khác gây phiền hà cho cho mình. Họ không thích những rắc rối vô giá trị, không cần thiết.
Thông thường, khi gặp vấn đề, họ sẽ tự mình tìm giải pháp. Trừ phi bất lực, nếu không họ sẽ không yêu cầu hỗ trợ. Đó là sự tôn trọng bản thân, cũng là sự tôn trọng những người xung quanh mình. Đối với họ, mối quan hệ thực sự được duy trì bởi sự hỗ trợ nhau, chứ không phải xử lý rắc rối chung.
3. Thiện chí
Trong giao tiếp xã hội có một nguyên tắc rất quan trọng là "có qua có lại". Một cách đơn giản, trong giao tiếp giữa các cá nhân, người khác tốt với bạn, bạn cũng cần phải như vậy. Chẳng ai muốn thiện chí của mình bị bỏ qua, đóng góp của mình bị xem nhẹ. Thế nên, những gì muốn nhận được, trước tiên cần phải bỏ ra trước đã.
Con người trưởng thành đi qua những trải nghiệm đủ để hiểu rằng chìa khóa để giao tiếp giữa các cá nhân không phải là cách chúng ta sẵn sàng đối xử với mọi người, mà là sự hiểu biết làm thế nào để đối xử với nhau cho phù hợp.
HUỲNH TẤN TÀI
Giới tính: Nam
Xem trang hồ sơNgày tham gia: 30-03-2020
Bài viết: 0 Được thích: 0
LÊ TRUNG QUỐC
Giới tính: Nam
Xem trang hồ sơNgày tham gia: 01-04-2020
Bài viết: 0 Được thích: 0