Thịt lợn là nguồn thức ăn chủ yếu trong bữa cơm người Việt, tuy nhiên gía thịt bỗng tăng gấp đôi gấp ba trong những tháng cuối năm làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân. Em đoán có nhiều bác vẫn còn không biết nguyên nhân từ đâu tới, dưới đây là 2 nguyên nhân chính đây.
-------------------------
Dịch bệnh, găm hàng đẩy giá lên cao
Theo Bộ Công Thương, tình trạng giá cả leo thang thời gian qua chủ yếu đến từ ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm, đến cuối tháng 6, dịch bệnh bùng phát trên phạm vi toàn quốc với số lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy tăng cao.
Đến nay, nhiều cơ sở chăn nuôi vẫn chưa thể tái đàn, chủ yếu vì chưa có vaccine chống dịch, thậm chí một số nơi tái đàn rồi lại bị nhiễm bệnh trở lại. Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết không chỉ các hộ nhỏ lẻ, mà ngay cả các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín như CP, Japfa cũng bị nhiễm bệnh, nên nguồn cung sụt giảm nặng nề.
Bo Cong Thuong ly giai vi sao gia thit lon toi 280.000 dong mot kg hinh anh 1 9B8BCA07.jpg
Không chỉ các hộ nhỏ lẻ, mà ngay cả các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín như CP, Japfa cũng bị nhiễm bệnh, khiến nguồn cung sụt giảm nặng nề. Ảnh:Hội chăn nuôi Việt Nam.
Tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - thủ phủ chăn nuôi của cả nước hiện đã giảm gần 50% so với thời điểm tháng 4. Xét chung cả nước, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số đàn lợn tháng 11 giảm mạnh 22% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, tổng lượng thịt các loại trong năm 2019 ước đạt 5,14 triệu tấn, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, mặt hàng thịt lợn, là thực phẩm chiếm tỷ trọng 70% trong cơ cấu tiêu dùng, giảm đến 380 nghìn tấn sản lượng, tương đương 9-10% so với năm 2018.
Mặc dù vậy, không phải địa phương nào cũng chịu tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Thực tế, việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh đã hạn chế lưu chuyển lợn hơi và thịt lợn giữa các vùng, gây mất cân đối cung cầu cục bộ. Giá cả vì thế cũng có phần tăng mạnh ở một số địa phương so với các địa phương khác.
Trong bối cảnh này, chi phí chăn nuôi, phòng dịch, kiểm dịch... tăng cao cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn. Do đó, ông Nguyễn Trí Công - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, nhận định giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng cao kể cả khi dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát.
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, không loại trừ trường hợp một bộ phận người chăn nuôi và sản xuất giữ hàng chưa bán, chờ giá tăng cao hơn khi nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng cao.
Nhập khẩu tăng nhưng chưa đủ bù thiếu hụt
Trước tình hình giá cả hiện nay, Bộ Công Thương dự báo nhu cầu tiêu dùng thịt lợn những tháng cuối năm sẽ giảm nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2018. Tuy nhiên, tổng nhu cầu vẫn ở mức cao, khoảng 300.000-320.000 tấn/tháng. Tính chung tháng 12/2019 và tháng 1/2020, nhu cầu đạt khoảng 600.000 tấn.
Trong đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội trong dịp Tết dự báo đạt 22.300 tấn hơi/tháng, tăng 18-20% so với các tháng thường. Trong khi đó, sản lượng lợn hơi xuất chuồng tháng 10 là 18.000 tấn, dẫn đến thiếu hụt khoảng 3.500 tấn. Hà Nội dự kiến tăng 0,6% sản lượng thịt bò, 18% sản lượng gia cầm và 5,9% sản lượng thủy sản để bù đắp thiếu hụt này.
Tại TP.HCM, Sở Công Thương đã huy động các doanh nghiệp kinh doanh chủ lực tham gia chương trình bình ổn thị trường, dự trữ thịt lợn và các mặt hàng thịt khác. Trong đó, Vissan dự trữ 3.600 tấn thịt lợn trong 45 ngày trước, trong và sau Tết nguyên đán. Tổng nguồn cung thịt lợn bình ổn thị trường là 4.091 tấn/tháng thường và 5.148 tấn/tháng Tết, chiếm 21% thị phần toàn TP.
Trong khi đó, Sở Công Thương Đồng Nai đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng nguồn dự phòng khoảng 30 tỷ đồng để ngăn ngừa khan hiếm hoặc sốt giá thịt lợn.
Nguồn: Zing News
--------
Tới thời điểm đầu năm 2020 giá thịt lợn đã giảm nhiều rùi. Nhưng trong thời điểm giá lên cao điểm em đã mạnh dạn đổi qua thịt bò lun ăn cho sướng các bác ạ :'(
Còn các bác đã chống chọi với đợt khủng hoảng này ra sao nhỉ??
ĐÀO THỊ TUYẾT LAN
Giới tính: Nữ
Xem trang hồ sơNgày tham gia: 16-03-2020
Bài viết: 0 Được thích: 0