Bán lẻ, tiêu dùng nhanh, giao nhận, truyền thông, thậm chí y tế... tưởng bận rộn mùa dịch sẽ khấm khá nhưng sự thật lại có thể ngược lại.
Đại dịch đang thúc đẩy nhu cầu cho các nhà bán lẻ, các công ty sản phẩm tiêu dùng và công ty giao hàng, khi mọi người điều chỉnh lối sống và mua sắm. Nhưng các công ty này phải chi nhiều hơn để quản lý hoạt động gia tăng đột biến trong khi doanh thu những mặt hàng có lời nhất lại suy giảm.
Các nhà bán lẻ đang tăng lương cho nhân viên thu ngân và công nhân khác để có thể bán thêm giấy vệ sinh, nước và các nhu yếu phẩm khác. Tuy nhiên, hàng may mặc và các mặt hàng thúc đẩy lợi nhuận cao lại không tăng. Target cho biết những người mua sắm đổ xô đến các cửa hàng để mua nhu yếu phẩm nhưng bỏ qua quần áo và phụ kiện, vốn có lợi nhuận cao hơn.
Mặc dù doanh số tăng 20% trong tháng 3, công ty cho biết tỷ suất lợi nhuận gộp có thể giảm trong phần còn lại của quý. Nhà bán lẻ này đang phải chi nhiều hơn cho lương công nhân và vệ sinh các cửa hàng trong thời gian dịch bệnh, dự kiến có tác động 300 triệu USD trong quý gần nhất.
Câu chuyện cũng tương tự với ngành truyền thông, lượng truy cập của Facebook đang tăng vọt nhưng doanh thu quảng cáo trực tuyến lại đi theo chiều ngược lại. Tương tự, các cơ quan tin tức cũng chứng kiến độc giả tăng nhưng quảng cáo thì suy giảm.
Amazon cũng cho biết đang ghi nhận việc gia tăng mua sắm trực tuyến trong lúc các cửa hàng trên đường phố phải đóng cửa. Tuy nhiên, gã khổng lồ thương mại điện tử này phải đang chi thêm hàng trăm triệu USD để thuê thêm người và tăng lương cho đội ngũ sẵn có.
Các công ty giao hàng như FedEx và United Parcel Service cũng đang chứng kiến sự bùng nổ giao hàng tại nhà. Tuy nhiên, các chuyến hàng cho doanh nghiệp, tức phân khúc B2B, đã đóng băng bởi lệnh phong tỏa, cách ly của hàng loạt chính phủ.
PHẠM THỊ HUỲNH NHƯ
Giới tính: Nữ
Xem trang hồ sơNgày tham gia: 04-04-2020
Bài viết: 0 Được thích: 0