Sự khác nhau trong 'văn hoá khẩu trang' Á - Âu

Ở châu Á, đeo khẩu trang là trách nhiệm bảo vệ mình và phòng lây nhiễm cho người khác, nhưng với người châu Âu đó là biểu tượng của bệnh tật.

Một sinh viên Trung Quốc ở đại học Sheffield (Anh) đã bị quấy rối bằng lời nói và thân thể vào tháng Một vừa qua vì đeo khẩu trang. Một phụ nữ Trung Quốc đã bị hành hung và gọi là "ôn dịch" ở Mỹ hồi tháng 2 cũng vì đeo khẩu trang.

Ở các nước châu Á, ký ức về dịch SARS 17 năm trước vẫn còn ám ảnh và việc đeo khẩu trang trở thành thói quen. Nhiều người coi đây là trách nhiệm để giảm lây truyền Covid-19, căn bệnh đã khiến khoảng 120.000 nhiễm ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp không cho phép khách vào cửa hàng mà không đeo khẩu trang. Chính quyền tại các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải ra yêu cầu công dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng. 

Nhưng ở nhiều nước phương Tây, khẩu trang có thể gây phân biệt chủng tộc và bêu xấu người châu Á. Maria Sin Shun-ying, Đai học Hong Kong viết năm 2014 về mối liên quan giữa SARS và khẩu trang "đến một mức độ mà chính chiếc khẩu trang trở thành nhận dạng người bệnh và được hiểu trên các phương tiện truyền thông phương Tây như là một hiện tượng châu Á rõ rệt".

Theo Harris Ali, nhà xã hội học ở Đại học York (Canada) thì tại Bắc Mỹ khẩu trang vẫn là mối liên hệ với người châu Á và "bị xem nằm ngoài chuẩn mực", do đó nó không được chấp nhận.

Vui lòng để gửi trả lời bài viết này!
Bình luận (0)